Phòng sạch là gì? Phân loại phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO

Phòng sạch là gì? Phân loại phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO
28/02/2025 09:38 AM 53 Lượt xem

    Khái niệm phòng sạch dần trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên thuật ngữ này cũng chỉ mới du nhập vào nước ta khoảng 20 năm trước. Vậy nên bạn đã hiểu thế nào là phòng sạch chưa? Phân loại phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO được diễn ra như thế nào? Hãy cùng Xây dựng Tấn Nghĩa tìm hiểu tại bài viết bên dưới nhé!

    Phòng sạch là gì?

    Phòng sạch là không gian được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, bao gồm bụi mịn, vi sinh vật và các hợp chất hóa học. Nói cách khác, đây là môi trường được thiết kế để giảm thiểu bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc... Mục đích chính của phòng sạch là đảm bảo các quy trình sản xuất diễn ra trong điều kiện tối ưu. Hạn chế sự tác động từ môi trường bên ngoài đến sản phẩm hoặc kết quả nghiên cứu.

    phân loại phòng sạch

    Ý tưởng về phòng sạch xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Khi đó các nhà khoa học bắt đầu tìm hiểu về vi khuẩn và mối liên hệ của chúng với bệnh tật. Ban đầu, phòng sạch chủ yếu được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm y khoa để nghiên cứu vi khuẩn và virus. Theo thời gian, công nghệ phòng sạch được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn như sản xuất linh kiện điện tử, dược phẩm, nghiên cứu y học, công nghệ sinh học… Khi đó, quá trình phân loại phòng sạch được diễn ra để phù hợp với từng ngành nghề. 

    Phân loại phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO

    Phân loại phòng sạch sẽ có nhiều tiêu chuẩn. Có thể là tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn GMP, tiêu chuẩn FS 209E… Riêng tại bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phòng sạch được phân loại theo tiêu chuẩn ISO. 

    ISO 14644 là tiêu chuẩn quốc tế về phòng sạch, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì phòng sạch, cũng như phương pháp đánh giá và kiểm tra chất lượng không khí trong phòng sạch.

    Tiêu chuẩn ISO 14644-1 và ISO 14644-2:

    • ISO 14644-1: Xác định các yêu cầu về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì phòng sạch, bao gồm các yêu cầu về hệ thống thông gió, hệ thống lọc không khí, vật liệu xây dựng, trang phục bảo hộ…
    • ISO 14644-2: Xác định các phương pháp đánh giá và kiểm tra chất lượng không khí trong phòng sạch, bao gồm các phương pháp đo nồng độ hạt bụi, vi sinh vật…

    Phân loại phòng sạch theo ISO 14644:

    • Lớp 1: Là lớp sạch nhất, nồng độ hạt bụi thấp nhất.
    • Lớp 2 - 9: Các lớp sạch khác nhau, nồng độ hạt bụi tăng dần từ lớp 2 đến lớp 9.

    Ứng dụng của phòng sạch trong công nghiệp

    phân loại phòng sạch

    Việc phân loại phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Mục đích nhằm đảm bảo môi trường sản xuất và nghiên cứu đạt tiêu chuẩn cao về độ sạch, an toàn và kiểm soát ô nhiễm. Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu ứng dụng công nghệ phòng sạch:

    Sản xuất thiết bị điện tử

    Trong ngành công nghiệp điện tử, các linh kiện như vi mạch, chip bán dẫn và bảng mạch điện tử yêu cầu độ chính xác cực cao. Bụi bẩn dù rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất hoạt động của sản phẩm. Do đó, phòng sạch giúp duy trì môi trường không có bụi, kiểm soát độ ẩm và tĩnh điện. Đảm bảo quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

    Sản xuất thực phẩm

    Ngành thực phẩm sử dụng phòng sạch để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến, đóng gói và bảo quản. Việc duy trì không gian vô trùng giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Và đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. 

    Công nghệ sinh học

    Phân loại phòng sạch trong lĩnh vực sinh học là điều kiện bắt buộc để nuôi cấy tế bào. Ngoài ra còn sản xuất vaccine, dược phẩm sinh học và các sản phẩm liên quan đến công nghệ gen. Môi trường không chứa vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm giúp đảm bảo độ chính xác và an toàn trong quá trình nghiên cứu và sản xuất.

    Nghiên cứu y học

    Phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm y học. Đặc biệt là trong nghiên cứu về vi sinh, phát triển thuốc, xét nghiệm y khoa và điều chế vaccine. Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố môi trường giúp ngăn ngừa nhiễm chéo. Nhằm đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.

    Nhờ những ứng dụng quan trọng này, phòng sạch trở thành yếu tố không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và nghiên cứu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiêu chuẩn phân loại phòng sạch ISO.

     

    Zalo
    Hotline