Công dụng của tấm panel EPS vốn đã quá phổ biến trên thị trường xây dựng. Nhưng bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì liệu vách panel EPS có tồn tại nhược điểm hay không? Hãy cùng Xây dựng Tấn Nghĩa tìm hiểu về ưu, nhược điểm khi thi công vách panel EPS nhé!
Giới thiệu chung về vách Panel EPS
Công trình xây dựng bằng gạch và vữa gần như đã lỗi thời. Ngày nay, sự phát triển của nghiên cứu và công nghệ đã mang đến nhiều vật liệu mới. Một trong số đó có thể kể đến là panel, đặc biệt là tấm panel EPS.
Thi công vách panel EPS được sử dụng trong nhiều công trình, nhà máy hiện nay. Panel EPS là tấm cách nhiệt được cấu thành từ lõi xốp EPS. Với nhiều ưu điểm nổi bật như trọng lượng nhẹ, cách nhiệt, chống cháy và chống thấm tốt. Đồng thời, cách thi công loại vách panel này cũng rất đơn giản. Khi thi công, các tấm panel EPS sẽ được lắp đặt bằng ngàm móc hoặc dùng đinh vít để liên kết.
Ưu điểm khi thi công vách Panel EPS
Khả năng chống nóng, cách nhiệt
Như đã chia sẻ, để thay thế được các loại vật liệu truyền thống thì tấm panel EPS có rất nhiều ưu điểm. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của loại panel này đó chính là khả năng chống nóng, cách nhiệt. Lớp lõi EPS có độ khít cao, mật độ không khí kín, bung đều và thống nhất. Đây vốn là nơi tạo cơ sở cách nhiệt cho sản phẩm. Cụ thể, lõi xốp EPS có hệ số truyền nhiệt thấp, dao động từ 0.035 – 0.040 W/mK.
Đặc điểm thi công vách panel EPS cho thấy, lõi của tấm panel không tạo ra các khe hở, khoảng trống nên loại bỏ được sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc.
Khả năng cách âm hiệu quả
Với cấu trúc bọt khí kín của lõi EPS, thi công vách panel EPS có khả năng giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài. Độ giảm âm của Panel EPS có thể đạt từ 25 – 40 dB, đặc biệt phù hợp với những công trình cần cách âm tốt. Chẳng hạn như văn phòng, phòng họp, nhà máy sản xuất hoặc kho lạnh…
Trọng lượng nhẹ và dễ thi công
So với các vật liệu truyền thống thì tấm panel EPS có trọng lượng khá nhẹ, chỉ từ 10 - 15kg/m2. Từ đó giúp việc vận chuyển và lắp đặt trở nên đơn giản hơn. Đồng thời còn giảm tải trọng lên công trình, rút ngắn thời gian thi công đến 50% so với các phương pháp xây dựng cũ.
Tiết kiệm điện năng tiêu dùng
Tấm panel EPS có khả năng ngăn chặn các tia nóng xâm nhập vào tòa nhà và giữ lại các tia lạnh. Nhờ đó giảm thiểu tối đa các loại điện năng dùng cho các loại máy làm mát. Ví dụ như máy lạnh, hệ thống Chiller, quạt máy công nghiệp…
Nhược điểm khi thi công vách Panel EPS
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng tất nhiên, khi thi công vách panel EPS sẽ không tránh khỏi một số các hạn chế nhất định như:
- Có loại panel EPS chịu nhiệt kém (chỉ ở mức trung bình so với hầu hết các loại). Cho nên khách hàng cần lưu ý để chọn mua được loại sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
- Khả năng chịu lực theo phương ngang khá yếu. Vì vậy khi thi công vách panel EPS cần chú ý. Đồng thời, các tấm panel cũng thường không linh hoạt trong việc cắt và xén để thay đổi kích cỡ. Nguyên nhân là do phần tôn khá cứng.
- Khả năng chống thấm nước cũng không tốt nên không được dùng cho các khu vực chân tường.
Những lưu ý khi thi công vách Panel EPS
Khi thi công vách Panel EPS, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo chất lượng, an toàn và độ bền của công trình:
Chuẩn bị trước khi thi công
- Kiểm tra mặt bằng: Đảm bảo mặt bằng thi công sạch sẽ, bằng phẳng và không có vật cản.
- Chuẩn bị vật tư: Kiểm tra số lượng, kích thước và chất lượng của Panel EPS, phụ kiện đi kèm (keo silicone, vít bắn tôn, thanh nhôm U, thanh V, băng keo,...) trước khi lắp đặt.
Lắp đặt vách Panel EPS
- Kết nối chắc chắn: Dùng các thanh định hình như U, V để cố định Panel vào khung sắt.
- Bắn vít đúng kỹ thuật: Sử dụng vít tự khoan phù hợp với độ dày Panel. Không bắn quá mạnh làm móp méo bề mặt.
- Xử lý khe hở: Dùng keo silicone hoặc băng keo chống thấm để bịt kín khe nối giữa các tấm Panel.
Kiểm tra và hoàn thiện
- Kiểm tra độ thẳng, phẳng: Đảm bảo các tấm Panel được lắp khít, thẳng hàng.
- Gia cố nếu cần: Với những vách cao hoặc chịu lực mạnh, cần gia cố bằng khung thép hoặc thanh giằng.
- Làm sạch bề mặt: Sau khi hoàn thiện, vệ sinh bề mặt Panel để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các lưu ý an toàn
- Trang bị bảo hộ lao động: Sử dụng găng tay, kính bảo hộ khi cắt Panel để tránh bụi và vật sắc nhọn.
- Thi công trong điều kiện thời tiết phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng keo kết dính.
- Bảo quản vật liệu đúng cách: Panel EPS cần được đặt ở nơi khô ráo. Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nước và ánh nắng mạnh trong thời gian dài.
Kết Luận
Mặc dù vẫn tồn đọng một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận sự tiện lợi của vách panel EPS. Nếu có nhu cầu thi công vách panel EPS thì bạn hãy cứ liên hệ với Xây dựng Tấn Nghĩa nhé!