Phòng sạch là một không gian kiểm soát đặc biệt, yêu cầu các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về độ sạch, áp suất, nhiệt độ và độ ẩm. Việc thi công phòng sạch cần tuân thủ nhiều yếu tố để đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài. Dưới đây là những lưu ý khi thi công phòng sạch quan trọng giúp bạn có một quy trình triển khai hiệu quả.
Tuân theo các tiêu chuẩn phòng sạch
Một trong những lưu ý khi thi công phòng sạch quan trọng nhất là đảm bảo công trình tuân thủ đúng các tiêu chuẩn hiện hành. Các tiêu chuẩn phổ biến bao gồm:
- ISO 14644-1: Quy định mức độ sạch của phòng theo số lượng hạt bụi trên mỗi đơn vị thể tích không khí.
- GMP (Good Manufacturing Practice): Tiêu chuẩn áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất.
- FED-STD-209E: Tiêu chuẩn cũ của Mỹ về phân loại phòng sạch.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này giúp kiểm soát tốt mức độ sạch của không khí. Hạn chế rủi ro nhiễm khuẩn và nâng cao hiệu suất hoạt động của phòng sạch.
Kiểm soát chặt chẽ vật liệu sử dụng
Chất lượng vật liệu thi công có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của phòng sạch. Khi lựa chọn vật liệu, cần ưu tiên các loại ít phát sinh bụi, có khả năng chống bám bẩn, dễ vệ sinh và không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Một số vật liệu phổ biến trong thi công phòng sạch:
- Panel cách nhiệt: Sử dụng cho tường và trần giúp cách ly môi trường bên ngoài.
- Sàn epoxy chống tĩnh điện: Giúp kiểm soát tĩnh điện, giảm bám bụi và dễ dàng lau chùi.
- Sơn kháng khuẩn: Giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Cửa kính kín khí: Đảm bảo không khí không bị rò rỉ.
Lưu ý khi thi công phòng sạch về kiểm soát vật liệu ngay từ đầu sẽ giúp duy trì độ sạch và tuổi thọ của công trình.
Sắp xếp quy trình thi công hợp lý
Việc thi công phòng sạch cần có kế hoạch rõ ràng. Và đảm bảo các công đoạn không chồng chéo tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Quy trình thi công thường gồm các bước:
- Xây dựng kết cấu cơ bản: Thi công tường, sàn, trần.
- Lắp đặt hệ thống HVAC: Bao gồm điều hòa không khí, hệ thống lọc khí.
- Lắp đặt hệ thống điện và chiếu sáng: Đảm bảo nguồn điện ổn định và ánh sáng phù hợp.
- Lắp đặt hệ thống kiểm soát áp suất, lọc khí HEPA.
- Hoàn thiện, kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình.
Việc phối hợp giữa các nhóm thi công giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Những lưu ý khi thi công phòng sạch - lắp đặt bộ lọc HEPA
Bộ lọc HEPA đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng không khí trong phòng sạch. Lưu ý khi thi công phòng sạch trong quá trình lắp đặt bộ lọc HEPA bao gồm:
- Chọn bộ lọc HEPA đúng tiêu chuẩn: HEPA có nhiều cấp độ, nên lựa chọn loại phù hợp với tiêu chuẩn phòng sạch.
- Lắp đặt đúng hướng luồng khí: Đảm bảo không khí lưu thông hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra độ kín khít: Đảm bảo không khí không rò rỉ ra ngoài hoặc hút bụi bẩn từ bên ngoài vào.
Quá trình bảo dưỡng định kỳ bộ lọc HEPA cũng rất quan trọng để duy trì hiệu suất lọc khí.
Kiểm soát chênh lệch áp suất
Áp suất phòng sạch cần được duy trì ở mức thích hợp để ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn từ bên ngoài. Các nguyên tắc kiểm soát áp suất bao gồm:
- Duy trì áp suất dương: Đối với phòng sạch có yêu cầu bảo vệ sản phẩm.
- Duy trì áp suất âm: Đối với phòng sạch kiểm soát vi khuẩn, như trong sản xuất dược phẩm hoặc phòng thí nghiệm sinh học.
- Sử dụng hệ thống kiểm soát áp suất tự động: Đảm bảo sự ổn định, tránh biến động lớn.
- Lắp đặt các cửa khí airlock: Giúp kiểm soát luồng không khí ra vào.
- Sử dụng cảm biến đo áp suất: Để kiểm tra liên tục và điều chỉnh khi cần thiết.
Bất kỳ sự thay đổi áp suất nào cũng cần được giám sát chặt chẽ. Để có thể đảm bảo điều kiện môi trường trong phòng sạch luôn đạt yêu cầu.
Công tác quản lý, bảo trì
Sau khi hoàn thành thi công, phòng sạch cần được quản lý và bảo trì thường xuyên. Mục đích là để duy trì hiệu quả sử dụng lâu dài. Các công việc quan trọng về công tác quản lý, bảo trì và cần lưu ý khi thi công phòng sạch bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ hệ thống lọc khí, HVAC: Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
- Vệ sinh bề mặt và thiết bị: Sử dụng các chất tẩy rửa phù hợp để hạn chế nhiễm bẩn.
- Kiểm tra chênh lệch áp suất, độ ẩm, nhiệt độ: Đảm bảo các thông số môi trường luôn ở mức ổn định.
- Đào tạo nhân viên: Để đảm bảo mọi người tuân thủ đúng quy trình làm việc trong phòng sạch.
- Lên kế hoạch thay thế các bộ lọc định kỳ: Để tránh ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Việc duy trì tốt công tác quản lý và bảo trì sẽ giúp phòng sạch hoạt động bền vững và hiệu quả.
Thi công phòng sạch đòi hỏi sự cẩn trọng trong từng công đoạn, từ thiết kế, lựa chọn vật liệu đến lắp đặt và vận hành. Những lưu ý khi thi công phòng sạch sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng công trình. Nâng cao hiệu suất hoạt động để đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực sử dụng. Nếu bạn đang có kế hoạch thi công phòng sạch, hãy đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình để đạt hiệu quả tốt nhất.